đào tạo seo -đồng hồ online - Mua đồng hồ nam - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm

Posted by : Giày talaha.vn Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Khi tới văn phòng của Hội Giày da Phú Yên (huyện Phú Xuyên), ngắm đôi giày “khủng” dài tới 2,7m, chúng tôi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tự nhiên của nó. Chiếc giày rộng hơn 1m, cao 1,3m và nặng tới 70kg.
 Để làm được chiếc giày này, hàng chục tay thợ đã phải gia công suốt hai tháng trời, dùng hết 40m da bò, 300m chỉ, 30kg keo dán và vài khối bê tông để làm phom giày... Người thiết kế chiếc giày khủng này là nghệ nhân Lê Văn Thịnh, ở làng Giẽ Hạ - một trong những nghệ nhân giỏi nhất làng và là “thầy” của nhiều thợ trẻ… 
Nghệ nhân Lê Văn Thịnh, năm nay 76 tuổi, tiếp chúng tôi vào một buổi sáng mùa hè, gió thổi mạnh từ phía sông Nhuệ mát rượi. Ngôi nhà của ông nhìn sang phía sông và ở gần cầu Giẽ mới trên quốc lộ 1. Ông vui vẻ kể cho chúng tôi nghe quá trình tư duy về một bản thiết kế chi tiết cho chiếc giày đã mang vinh dự cho bản thân ông cũng như cho nghề truyền thống của làng Phú Yên- nơi được coi là thủ phủ giày da đất Bắc.
Chiếc giày là kết tinh hơn 60 năm làm nghề của ông với phương châm là những đôi giày phải đẹp, bền và có hồn. Ông nói, dù chỉ là một chiếc giày thôi nhưng phải thiết kế sao cho không có cảm giác to thô mà hài hòa, không cảm thấy “trối”, kể cả nước xi cũng mịn đều màu không một chút gợn nhăn. Điều đó nói lên kết quả vì sao nó đoạt kỉ lục Guiness Việt Nam, một món quà tặng chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 

Ông nhớ về những năm tháng tuổi thơ sinh ra tại Hải Phòng đã theo bố học nghề đóng giày. Đó là thời gian miệt mài với từng đường khâu mũi chỉ và phải đi lang thang mọi ngóc ngách đường phố để bán giày. Mới 12 tuổi, nhưng ông đã thạo việc phụ cho bố và biết thao tác những đường cắt làm mũ giày. Nhiều đêm đói bụng, cậu bé Lê Văn Thịnh không tìm cái ăn mà lại chong đèn vẽ lại những hình ảnh mà bố đã vạch ra trên tờ giấy. Ông nhớ bố nói đó là vẽ kiểu giày và phải thuộc lòng từng chi tiết.
Năm tháng trôi đi với sự học hỏi qua nhiều thợ giỏi khác, anh thợ trẻ Lê Văn Thịnh ngày một lớn khôn trong việc thiết kế để đóng một đôi giày, chứ không chỉ là một thợ sửa giày thuần túy. Đến nay, ông vẫn còn nhớ lời của bố, là nghệ nhân Lê Văn Giầu, dặn lại: hãy dồn tâm sức của mình vào đôi giày, để làm đẹp cho đời. Sau này ông còn có dịp học thêm tay nghề đóng giày của nghệ nhân đầu tiên của làng nghề Phú Yên là ông Nguyễn Mạc. Từ đó đến năm 1955, ông rời Hải Phòng lên Hà Nội làm nghề đóng giày cho khách trên phố. Ông muốn tự lập từ đây và kiếm những đồng tiền của riêng mình qua những đôi giày đóng có kiểu dáng theo mẫu Tây, phố biến ngày đó... 
Nhưng rồi hai tiếng quê hương luôn khắc sâu trong tâm trí ông. Ông quay về mái nhà xưa của tổ tiên để cùng gia đình dựng nghiệp. Ông nức tiếng trong làng vì bàn tay tài hoa được thể hiện qua những đôi giày bán tại nhà nên nhiều người trẻ đến xin theo học. Hội làng nghề manh nha hình thành với đội ngũ thợ đông đảo, mà trong số đó đều có sự đóng góp của ông. Đặc biệt năm 2003, chính quyền xã đã yêu cầu ông đóng 4 đôi giày mẫu để trình lên tỉnh Hà Tây trước đây xét duyệt cho danh hiệu Làng nghề Giày da Phú Yên. Bốn đôi giầy tiêu biểu cho tinh hoa của một làng nghề, nên đã thuyết phục Hội Giày da Việt Nam đồng ý đề nghị Tỉnh cấp danh hiệu cho làng nghề.
Hai năm sau, nghệ nhân Lê Văn Thịnh đã mạnh dạn dự thi “Đôi giày đẹp” do Tỉnh tổ chức và đoạt giải 3. Kế quả ấy là một thành tựu đáng khích lệ cho làng nghề giày da Phú Yên. Ông cũng đoạt danh hiệu bàn tay vàng từ ngày đó. Giờ đây khi đã cao tuổi, ông chuyên tâm truyền nghề lại cho con cháu cũng như những nghệ nhân trẻ đam mê với nghề truyền thống của làng. Niềm vui của ông là được nhìn thấy sự thành công của các thế hệ thợ trẻ, đặc biệt trong đó có Lê Văn Hải, cháu nội ông, một tay thợ trẻ nổi tiếng trong nghề làm giày.
Ông nhanh chân đứng dậy lấy rất nhiều bằng khen, chứng nhận kỉ lục, rồi đưa chúng tôi xem bằng chứng nhận giải thi thiết kế giày quốc tế của Hải. Người thợ trẻ kể chuyện với chúng tôi, anh đã được ông nội dạy làm nghề từ bé, nên rất yêu thích công việc đóng giày. Anh cũng chính là người đã giúp ông nội thiết kế mẫu giày kỉ lục cho làng nghề. Bất ngờ hơn khi Lê Văn Hải đã khoe một sản phẩm mà anh tâm đắc, đó là một chiếc giày siêu nhỏ, chỉ nhỏ bằng đầu bút chì. Đây là một minh chứng cho một tài năng trẻ xuất sắc của làng nghề Phú Yên. 
Tạm biệt hai ông cháu nghệ nhân Lê Văn Thịnh, chúng tôi vẫn còn ngỡ ngàng với những sáng tạo của những người nghệ nhân nhỏ bé nhưng luôn có khát vọng lớn lao. Chính họ đã góp phần tạo nên tên tuổi cho làng nghề truyền thống của quê hương mình. Chả thế mà làng Giẽ xưa đã có câu ca dao: “Giai làng làm thợ giày may/Con gái ngày ngày giữ việc đăng ten/Ai đi qua đấy đều khen/Nhìn cảnh làng Hạ mà thèm đến chơi”… 
Talaha.vn bán giày da xuất khẩu, giày búp bê, giày sandal đẹp thời trang nhất. 
Theo hanoitv.vn

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Talaha.vn | shop giày Việt Nam xuất khẩu - Powered by: Nguyễn Oanh faceseo.vn

đào tạo seo - Thép ống - thép ray