đào tạo seo -đồng hồ online - Mua đồng hồ nam - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Archive for tháng 3 2015

Tư vấn chọn giày dép tốt cho sức khỏe và tương lai

Talaha.vn - Dựa vào những tiêu chí màu sắc, độ thoải mái, hay cũ mới, teen hãy chọn cho mình đôi giày phù hợp để tốt cho sự nghiệp
1. Tiêu chí màu sắc
Mỗi màu sắc chứa ý nghĩ riêng, mang lại điều tốt lành hoặc xui xẻo. Tuy nhiên, teen nên chọn màu giày dép theo ngũ hành tương ứng của từng người.

Màu sắc tương thích với hành Kim là trắng và vàng; màu thuộc hành Mộc là xanh; thuộc hành Thủy là đen, xanh lam; thuộc hành Hỏa là đỏ, tím; thuộc hành Thổ là vàng và nâu.
Ngoài ra, kiểu dáng giày dép cũng cần phải hợp ngũ hành. Không nên vận những đôi giày hoặc dép có hình dáng quá kỳ quái, sẽ không mang lại cho bạn nhiều vận khí tốt lành.
2. Tiêu chí thoải mái, tiện dụng
Giày dép gắn liền với cuộc sống của mỗi người. Nó còn được ví von với nửa kia hoặc hôn nhân như: “Hôn nhân như một đôi giày, có hợp hay không chỉ người đi mới biết được”… Do đó, tùy từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn các loại giày dép với kiểu dáng khác nhau sao cho phù hợp, thoải mái và tiện dụng nhất.
Theo quan điểm cổ xưa, sự tự tin, sức khỏe và thành công của mỗi người phụ thuộc khá nhiều vào đôi giày dép họ đi. Chúng có thoải mái và tiện dụng thì sức khỏe mới lâu bền và tinh thần mới thoải mái để tập trung phấn đấu cho sự nghiệp.
3. Tiêu chí hoàn cảnh
Tương tự như mặc trang phục theo từng hoàn cảnh cụ thể, đi giày dép cũng vậy. Những trường hợp cần sự trang trọng, lịch thiệp thì phải coi trọng màu sắc, kiểu dáng phù hợp với ngũ hành.
Nếu không chú ý vấn đề này, chọn bừa một đôi giày hoặc dép bất kỳ, làm phát ra những âm thanh lạ sẽ khiến mọi người khó chịu. Theo đó, may mắn sẽ khó lòng mỉm cười với bạn.


4. Tiêu chí gọn gàng, đầy đủ

Giày dép chỉn chu, gọn gàng cũng giúp chủ nhân toát lên vẻ lịch sự, sang trọng và mang lại nhiều may mắn.

Giày dép cũng có những phụ kiện đi kèm nhất định, như dây giày. Trường hợp dây giày bẩn hoặc đứt thì phải thay hoặc lựa chọn giày dép khác thay thế kẻo sẽ mang lại vận xui cho chính mình.

5. Tiêu chí cũ mới

Giày dép không chỉ tượng trưng cho hôn nhân mà còn cả sự nghiệp. Những đôi giày dép mới có màu sắc và kiểu dáng hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều phúc khí. Còn giày dép cũ, đã cất từ rất lâu (4-8 năm) sẽ mang lại vận xui cho hôn nhân và sự nghiệp. Trường hợp đi giày cũ của người khác cho cũng nên kiêng kị vì dễ mang lại điều không may mắn.
Tag : ,

Chọn giày dép phù hợp với trang phục

Khi chọn một đôi giày nào đó, bạn thử nghĩ xem mình sẽ tới nơi nào. Đối với công việc bình thường cần sự thuận lợi trong quá trình di chuyển, những đôi giày nhựa thái lan đế bằng là lựa chọn tối ưu. Còn nếu bạn đi dạo phố vào buổi tối thì những đôi giày có gót cao sẽ nổi bật hơn cùng trang phục của bạn. Những đôi giày sandal kiểu cách thoải mái khá hiệu quả cho các bữa tiệc cùng bạn bè.
  •   Chọn theo kiểu giày
Nếu mua giày nhựa cao của Thái Lan thì bạn nên chọn đôi có gót nằm ở chính giữa và phần gót cao không quá cứng để đảm bảo không bị đau chân trong giời gian đi kéo dài. Nếu nó quá xa về phía trước hay phía sau, bạn sẽ gặp vấn đề về thăng bằng.
Nếu mua giày nhựa đế bằng, nên tìm kiểu có hình dáng đơn giản, chắc chắn và có lỗ thoát nước khi gặp trời mua.
Khi mua sandal, tránh những đôi bấp bênh. Sandal không có quai hậu dễ gây bất tiện khi di chuyển. Bạn nên chọn những đôi có quai hậu ở dưới mắt cá chân, nó sẽ giúp cố định chân và an toàn nhất là khi trời mưa bẩn.
  • Chọn theo công dụng
Khi chọn một đôi giày nào đó, bạn thử nghĩ xem mình sẽ tới nơi nào. Đối với công việc bình thường cần sự thuận lợi trong quá trình di chuyển, những đôi giày nhựa thái lan đế bằng là lựa chọn tối ưu. Còn nếu bạn đi dạo phố vào buổi tối thì những đôi giày có gót cao sẽ nổi bật hơn cùng trang phục của bạn. Những đôi sandal kiểu cách thoải mái khá hiệu quả cho các bữa tiệc cùng bạn bè.
Dạo phố: Dép xỏ ngón Mixstar và sandal là lựa chọn phổ biến vì nó vừa nâng dáng, vừa tiện lợi, lại làm cho bạn trông trẻ trung hơn. Nếu bạn muốn ăn mặc bình thường, kiểu dép này cũng phù hợp. 
Đi làm việc: Dép cao gót hoặc giày nhựa Monobo rất được giới văn phòng ưa chuộng. Tất nhiên là tùy trang phục mà bạn chọn giày. Một đôi cao gót thích hợp với đồ tây, jeans. Còn giày nhựa thì nên đi với jeans hay giày nhựa.
Dự tiệc: Tốt nhất là bạn chọn một đôi giày nhựa cao gót. Chúng không chỉ thích hợp khi kết hợp với trang phục dạ hội mà còn làm cho bạn duyên dáng, sang trọng hơn. Đặc biệt, giày nhựa cao gót còn làm cho bạn trông mi-nhon hơn nữa đấy.
Picnic: Giày bata Earosoft vẫn là lựa chọn số một cho những chuyến đi dã ngoại vì nó vừa tiện lại vừa tạo cho bạn những bước đi nhanh nhẹn. Ngoài ra, nó còn bảo vệ đôi bàn chân trước những vết trầy xước, côn trùng. Nên chọn những đôi giày vải mềm, thấm nước, đế cũng mềm và vừa chân. Nếu bạn đi dã ngoại ở những nơi không cần vận động nhiều hay đi biển, giày sandal, dép xỏ ngón là lựa chọn tốt nhất.
  • Kết hợp màu sắc của đôi giày với trang phục
Giày màu hồng sẽ hợp với đồ trắng, nếu kết hợp với trang phục hồng thì trông rất thường. Bạn thử đi một đôi giày hồng với trang phục màu ghi hoặc chiếc quần jeans màu xanh xem, rất tươi tắn đấy.
Giày màu tím thường hợp với trang phục màu trắng, đen. Tuy nhiên, nếu bạn mặc chiếc váy dài màu nhạt hoặc áo đầm có hoa văn sặc sỡ thì đôi giày màu tím lại càng nổi bật và trông rất thời trang.
Giày màu trắng và đen dễ kết hợp nhất, bạn có thể mặc bất cứ trang phục màu gì. Tuy nhiên, thục tế thì màu trắng đẹp nhất khi đi với trang phục trắng, hồng nhạt, đen, vàng nhạt... Còn màu đen thì rất đẹp khi đi với trang phục đen, trắng, nâu, xanh...
Giày màu xanh thường thích hợp với trang phục trắng, đôi khi kết hợp với trang phục đen cũng lạ. Nếu bạn chọn một chiếc váy ngắn màu trắng bạc hoặc voan trắng thì đôi giày màu xanh sẽ rất đáng yêu đấy.
Đôi giày màu nâu nhạt trông sẽ vô cùng trẻ trung khi đi kèm với chiếc váy hồng, bởi trên thực tế, nâu nhạt và phấn hồng là hai màu rất "ăn ý" với nhau. Nâu cũng gần như đen, dễ kết hợp với trang phục có màu, nhưng hợp nhất với đen, xanh và trắng.
Tag : ,

Khi giày dép tấn công... chủ nhân

Talaha.vn - Một báo cáo ở Mỹ năm 2003 cho biết có trên 50% bệnh nhân có vấn đề về bàn chân là do mang giày dép không phù hợp.
Trong đó có hơn 30% người bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật. Số còn lại phải dùng phương pháp điều trị khác hoặc chấp nhận chịu đựng sự đau đớn mà không tìm cách hoặc không biết cách giải quyết thế nào...
Để tạo... dáng đẹp
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được giới trẻ quan tâm - trong đó có giày dép. Không ít bạn trẻ khi được hỏi chọn giày dép trên những tiêu chuẩn nào đã cho biết trước tiên là kiểu dáng phải đẹp, thời trang và sau đó mới là chất lượng, giá cả.
Chị M.H. ở Q.Tân Bình cho biết chị thường chọn giày dép có mẫu mã dễ thương, thanh mảnh, phù hợp với góc cạnh bàn chân, đồng thời giấu được đôi bàn chân... không được đẹp mấy của mình. Do chiều cao “khiêm tốn” nên trước đây chị luôn chọn những đôi giày cao 8-10cm, dáng uốn cong, thon, gót nhọn.
Theo chị, khi mang giày dép cao chị cảm thấy tự tin vì nó giúp chị cao hơn, dáng đi uyển chuyển, mềm mại và có vẻ quí phái hơn. Dù vậy, chị cũng thừa nhận mang cao quá rất mỏi chân, đặc biệt là mỏi vùng gân gót. Gần đây do thường xuyên bị nhức mỏi một bên chân và đau thắt lưng, nên khi khám bệnh bác sĩ đã khuyên chị chỉ nên chọn giày dép thấp để đi.
Chị T.V. ở Q.5 cho biết dù cảm thấy mang giày cao gót cứ chênh vênh, khó đi vì thiếu thăng bằng và mỏi chân... nhưng chị vẫn có vài đôi giày cao 8 - 10cm dành để đi đám cưới, tiệc tùng vì nó có vẻ... thanh lịch và phù hợp ở những nơi sang trọng.
Còn chị X.A. ở Q.1 lại rất thích mang những đôi giày thời trang mũi thật nhọn, cong hất lên, gót thật thanh mảnh, cao cỡ 8cm. Dù đi không được thoải mái lắm và luôn bị đau chân nhưng chị vẫn thích mang vì nó đang là mốt và tạo dáng đẹp cho người sử dụng. Để bớt đau và chai chân, mỗi buổi tối đi làm về chị lại phải ngâm chân bằng nước nóng. 

Những đôi giày gây... đau khổ
Theo BS Thái Thị Hồng Ánh - trưởng khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - hiện nay không ít nhà tạo mẫu giày dép đôi khi quá “bay bổng” theo cảm xúc mà xem nhẹ hoặc bỏ quên một số qui tắc bắt buộc của kỹ thuật và đặc điểm sinh lý của bàn chân con người. Và khi ấy, giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ bàn chân mà có khi trở thành tác nhân tấn công chủ nhân của mình.
Theo BS Hồng Ánh, có rất nhiều dạng bàn chân, vì vậy với cùng một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại có thể gây... đau khổ cho kẻ khác. Một đôi giày được coi là phù hợp khi nó làm được chức năng bảo vệ bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Có thể nhận biết mình mang  giày không thích hợp là khi các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân... Các nốt này có thể bị loét hay nhiễm trùng. Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út thành một góc nhọn. Với người có cân nặng quá mức kèm theo sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng thêm.
Ngoài ra, khi mang giày dép quá rộng, bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày cũng dễ bị chấn thương như bong gân, các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển. Với phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5cm còn dễ bị thoái hóa khớp gối sớm. Đặc biệt đối với trẻ em, nếu mang giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương.
BS Hồng Ánh cho biết thêm: nguyên phụ liệu làm giày dép cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên liệu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, quá mềm sẽ không bảo vệ được da; nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm, hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, cũng như tạo mùi hôi khiến bàn chân bị nhiễm nấm, bị chàm dị ứng.
Theo ykhoa.net
Tag : ,

Lịch sử hình thành của giày cao gót

Giày cao gót đã trải qua nhiều thế kỷ trong lịch sử với một hành trình dài biến đổi để trở thành biểu tượng của phái đẹp như ngày nay.
Những "đôi giày" đầu tiên ở nơi khí hậu lạnh có thể được làm từ da động vật, trông giống một cái túi quấn quanh chân để bảo vệ. Còn ở nơi ấm áp hơn, loại cổ nhất có hình thức của một đôi sandal. Phát hiện lâu đời nhất là những đôi sandal hơn 10.000 năm tuổi, làm từ vỏ cây, được tìm thấy vào năm 1938 trong hang đá Fort ở Oregon, Mỹ. Sau đó, người Ai Cập sử dụng giấy cói (papyrus) để làm ra những đôi tựa như dép xỏ ngón mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Chiếc giày da cổ nhất là 5.500 tuổi, được tìm thấy ở Armenia, gần Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 400 trước công nguyên, người Hy Lạp đã trở thành những người chế tạo giày dép có tay nghề cao và họ sử dụng giày dép cả ngày trong mọi hoạt động. Thời trung cổ, kỹ thuật may giày tiến bộ hơn, da được khâu từ trong ra ngoài, có những đường may ẩn đi khéo léo, ngăn thấm nước.
Giày chopines được coi là một trong những loại giày cao gót cổ nhất. Nó phổ biến vào thế kỷ 16, chiều cao của giày liên quan với mức độ cao quý của người phụ nữ. Giày chopines khá nguy hiểm vì có đế nặng, một số đôi có chiều cao "khủng" lên đến... 70 cm, làm cho những quý cô khó di chuyển khi không có gia nhân bên cạnh.
Giày Chopines xuất hiện từ thời Phục hưng, đến đầu thế kỷ 17 vẫn là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy
Giày Chopine khoảng những năm 1740 làm từ kim loại, gỗ, da, được trang trí với nhung, lụa, ren...
Giày cao gót đã khiến công chúng bị chinh phục khi được mang trong lễ cưới của Nữ hoàng Pháp Catherine de Medici. Vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn, Nữ hoàng đã đặt một đôi giày đế cao cho lễ cưới vào năm 1533. Đó cũng là cột mốc quan trọng cho lịch sử phát triển của giày cao gót.
Đầu những năm 1700, giày cao gót được sử dụng cho cả nam giới. Vua Pháp Louis XIV ra lệnh, chỉ quý tộc mới được đi giày cao gót đế đỏ.
Những đôi giày này được gọi là giày cao gót "Louis", gắn với tên nhà vua
Sau Cách mạng Pháp 1789 đã có một sự thay đổi lớn trong phong cách giày của người giàu. Những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ biến mất. Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hướng tới thiết kế giày, giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến. Ở các quốc gia khác, nhiều loại hình giày cao gót có hình thù độc đáo vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, những đôi giày cao gót có lúc còn bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng.
Khởi nguồn của giày búp bê, bốt ở Paris năm 1870 làm từ chất liệu da, nút kim loại.
Đôi giày truyền thống của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khoảng thế kỷ 18-19, được gọi là Kabkabs hoặc Nalins, làm từ gỗ dát ngọc trai, ngà voi hoặc bạc.
Đôi guốc của những năm đầu thế kỷ 19 làm từ chất liệu gỗ, da, kim loại, cao 5,7 cm đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chân của phụ nữ luôn ẩn dưới chiếc váy dài nên phong cách giày không được quan tâm nhiều. Đến những năm 1920, thời trang Flapper dành cho những phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do, phóng túng trỗi dậy với kiểu trang điểm đậm, tóc bob, đội mũ chuông, mặc váy ngắn ngang gối, đã làm thổi bùng ngành sản xuất giày dép. Loại phụ kiện này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, trở thành một mặt hàng thời trang dành cho tầng lớp trung lưu. Lúc này, giày có đế khoảng 2-3 cm.
Giày những năm 1920
Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời, nhưng đến khoảng thập niên 50 mới trở nên phổ biến. Gót giày mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Năm 1970, giày platform ra đời, có đế dày chắn chắn, chiều cao khoảng 10 cm.
Giữa thế kỷ 20, nhiều chất liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp… tiếp tục được đưa vào ngành công nghiệp giày dép. Giày da với kỹ nghệ thủ công vốn đã xa xỉ lại càng trở thành những tuyệt phẩm thời trang đỉnh cao.
Khoảng những năm 1950, hai thợ giày bình dân là Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành "cơn sốt" của phái đẹp, trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ.
Nhà thiết kế lừng danh Salvatore Ferragamo là một trong những bậc thầy, có niềm đam mê sáng tạo giày cao gót từ rất sớm. Ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ năm 1934-1967
Bảo tàng Mỹ thuật Boston là nơi nổi tiếng có bộ sưu tập giày qua các thời kỳ, từ thời Ai Cập cổ đại tới các thiết kế đương đại của Vivienne Westwood và Marc Jacobs, để khám phá về lịch sử giày dép và ý nghĩa văn hóa của nó.
Giày cao gót ngày nay vẫn được các nhà thiết kế miệt mài sáng tạo, ngày càng trau chuốt về kiểu dáng, họa tiết, chất liệu... Chúng là thứ phụ kiện quyền năng, có tác dụng đắc lực cho hầu hết phụ nữ để trở nên yêu kiều khi xúng xính váy áo xuống phố.

Bí quyết chọn giày cực hay cho nàng thích điệu

Một đôi giày không phù hợp sẽ là thảm họa thời trang đối với chủ nhân. Việc chọn giày thế nào cho phù hợp và tôn dáng cũng là điều mà chúng ta phải quan tâm. Bí quyết chọn giày sau sẽ giúp bạn tránh việc lâm vào tình thế “phản chủ”.
Xăng đan quai đeo mắt cá chân


Nét duyên dáng và nữ tính của xì-tai dép này được rất nhiều các bạn nữ yêu thích, nhưng nếu bạn sở hữu một đôi chân ngắn và mắt cá chân to thì đây là kiểu dép bạn cần tránh xa.

Phần quai đeo ở mắt cá chân thường được thiết kế khá cầu kỳ và chính sự cầu kỳ khiến cho mắt cá chân của bạn vốn đã thô lại càng trở nên to và thô hơn. Phần quai này chính là nguyên nhân làm đôi chân ngắn của bạn trở thành thảm họa.

Giày búp bê




Đây cũng là kiểu giày gây ra nhiều vấn đề phiền toái cho đôi chân ngăn ngắn của bạn. Giày búp bê quá tinh tế so với đôi chân ngắn và mắt cá chân thô của bạn. Vì vậy, mà sự kết hợp đó khiến đôi chân thiếu cân bằng.

Tuy nhiên, nếu bạn “quá kết” xì-tai giày này thì hãy tạo sự cân đối cho cơ thể bằng cách kết hợp chúng với một chiếc váy cao trên gối. Hãy nhớ là một chiếc váy trên gối bạn nhé, nếu không nó sẽ biến bạn trở thành cô nàng nấm lún xấu xí đấy.

Đối với các cô nàng có chân ngắn thì kiểu giày hở ngón sẽ tốt hơn rất nhiều so với kiểu giày kín. Một đôi giày hở ngón có phần gót cao và mảnh sẽ là kiểu giày cứu cánh cho đôi chân ngắn không đẹp của bạn.

Giày cao gót và boot





Bạn sẽ cao hơn, sẽ mảnh mai hơn và sẽ xinh hơn, sẽ đáng yêu hơn khi kết hợp một đôi giày cao gót cùng chân váy dài trên gối.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn điều kỳ diệu xảy ra với đôi chân của mình thì một đôi boot cổ lửng sẽ là kiểu giày lý tưởng để đôi chân không đẹp trở nên thon, dài hơn. Quần short hay váy thun cá tính kết hợp cùng boot cổ lửng sẽ mang lại sự trẻ trung và năng động cho các cô nàng thích điệu khẳng định cái tôi cá tính.




Nếu các bạn gái miền Nam không thể diện những đối boot cổ lửng do tiết trời nóng, hãy thay thế nó bằng đôi ankle boot nhé. Ankle boot có tác dụng tương tự như boot cổ lửng nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái cho đôi chân.

Xăng đan đế liền




Nếu bạn có một đôi chân to và thô thì hãy tìm đến những đôi giày sandal đế liền hay xăng-đan có phần gót lớn để khắc phục nhược điểm của đôi chân.

Khi đôi chân của bạn không đẹp thì những kiểu xăng-đan thiết kế nhẹ nhàng và tinh tế lại là kiểu dép thảm họa đối với bạn. Sự tương phản của giày sandal và chân khiến đôi chân thô của bạn càng nổi bật hơn. 
Theo Vietnamnet

Lựa chọn giầy dép tốt nhất cho trẻ nhỏ

CÁCH CHỌN MUA GIẦY CHO BÉ

              Khi con bắt đầu tập đi, ba mẹ mua con một đôi giày mềm mại & đẹp đẽ. Nhìn đôi giày bé xíu, lòng ba mẹ chợt "nao nao". Hình ảnh con bước đi lẫm đẫm, thật không thể nào tả hết được niềm hạnh phúc của ba mẹ. Ôi, dáng con ngả nghiêng làm ba mẹ thót tim. Chân con chưa học đi đã lo chạy, rồi con ùa vào vòng tay của ba mẹ...vv
              Với 15 năm trong ngành giày dép, thiết nghĩ bài viết này sẽ mang lại những thông tin rất thực tiễn cho các bạn. Làm thế nào để chọn cho con một đôi giày tốt? Mình xin phép không nói đến vấn đề "đẹp" bởi vì nó còn tùy thuộc vào thẩm mỹ cá nhân, ngoài ra, mình cho rằng với trẻ em thì đẹp không phải là vấn đề hàng đầu cần quan tâm.

Thế nào là một đôi giày tốt ?

            Phải thừa nhận một điều là giày dép của nước ngoài rất chuẩn. Giày dép của Việt Nam, dù là các nhãn hiệu có uy tín, chủ yếu tập trung vào kiểu dáng mà thiếu chú trọng phần chất liệu & độ vừa vặn (fitting).
            Mỗi kiểu giày của các nhãn hiệu lớn như Puma, Fila, Lacoste, Diesel ...vv sản xuất tại Việt Nam đều phải qua rất nhiều thử nghiệm ở phòng LAB như : độ bền vật liệu, độ ra màu của vật liệu nhuộm, vật liệu không được chứa các hóa chất độc hại, độ kháng xé của quai, độ bong tróc của hoa ăn in ấn, độ gãy gập của đế, độ bám dính của đế, độ mài mòn của đế, độ vừa vặn ôm chân của tất cả các size ... Chính vì vậy, họ cho ra lò một đôi giày không chê vào đâu được.
              Nói chung, một đôi giày tốt là một đôi giày mang những đặc điểm chủ yếu sau :

1) Chất liệu tốt (thường là bằng da thật) & không chứa hóa chất độc hại (như Azoydye, Nickel, Formal..vv)
2) Có độ vừa vặn (fitting) đúng chuẩn.
3) Thiết kế đúng. Giải thích thêm một chút về cái này : thiết kế đúng là thiết kế cân xứng giữa các phần, theo chuẩn kỹ thuật, thực tiễn mang được.

Chọn giày cho con thế nào ?

- Chất liệu : Mềm (da, vải cấp) - Không nên chọn các loại giả da kém chất lượng (PU, PVC) vì chất liệu kém chất lượng không hút mồ hôi & rất nóng, rất hầm & chất liệu PVC có hại cho da vì chứa nhiều loại hóa chất độc hại.
- Đế giày : Có các hoa văn (sọc) & bằng cao su để chống trơn trượt.
- Quai : Nên chọn quai hở cho thông thoáng. Cài quai bằng miếng dán (nỉ gai/velcro) thì thuận tiện nhưng bé sẽ dễ dàng cởi giày ra một mình khi không thích mang.
- Độ vừa vặn : Vừa chân bé.

Làm sao biết giày có vừa chân bé hay không ?

      Bé lớn một tí thì còn hỏi được giày chật hay rộng, nhưng bé con 12 tháng tuổi của bạn thì làm sao mà biết? Bạn hãy làm cách này:
1) Nên mua & thử giày vào buổi chiều tối. Lúc đó chân to hơn buổi sáng.
2) Xỏ giày vô chân & giữ bé đứng thẳng chân.
3) Thử chiều dài : Nếu gót giày và gót chân bé cách nhau 1 khoảng mà ngón tay út của bạn cho vào lọt thì vậy là vừa đủ cho bé mang.
4) Thử độ ôm bàn chân : Bạn dùng 2 ngón tay túm thử phần quai giày. Nếu bạn túm không được, thì có thể là giày chật. Nếu bạn túm được, giày vừa.

Cách thức chọn cỡ giầy đúng với kích thước chân của trẻ nhỏ

- Cho trẻ đứng thẳng, chân mang giày, luồng ngón tay trỏ theo gót chân và kiểm tra xem chúng có co ngón chân lại hay không. Nếu bạn không cần phải ráng sức thì đó là số giày đúng. Còn ngược lại bạn nên đổi số lớn hơn.
- Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy, bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân. Cắt ra và ướm vào đế giày trái. Nếu còn dư ra 5mm – 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa.
- Và vào những ngày đẹp trời, chân của trẻ con và cả người lớn đều có khuynh hướng sưng lên một chút. Nên mua giày đi vào buổi chiều để chắc chắn rằng giày không quá chật.
- Khi chọn giày cho trẻ, bạn đừng nên bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng thời trang. Điều quan trọng là liệu đôi giày có bảo vệ tốt nhất và thúc đẩy quá trình quá trình phát triển chân của trẻ hay không, mẫu mã kiểu dáng của trẻ nhỏ tạo cảm giác đáng yêu, dễ thương là phù hợp với trẻ nhỏ rồi.

Khi bé chưa biết đi

          Lúc này, giày chỉ có nhiệm vụ giữ ấm chân. Khi sinh ra bàn chân bé chỉ dài khoảng hơn 7cm và phát triển đến 12cm trong vòng 1 năm. Có thể chỉ cần cho bé mang tất. Nếu đi giày, chọn loại chất liệu mềm, thoáng khí. Tuyệt đối không sử dụng giày cao su vì chúng sẽ làm chân bé hấp hơi và ẩm ướt, dẫn đến lạnh chân, gây cảm lạnh.

Bé đang tập đi

- Giày cho bé mới tập đi rất quan trọng để bé có dáng đi đẹp, đúng, xương chân phát triển thẳng. Tuy nhiên khi bé chập chững trong nhà, chỉ nên cho bé mang tất chống trượt hoặc để chân không. Vì lúc đó bé sẽ lấy thăng bằng dễ hơn và cảm nhận được đất, sàn nhà qua bàn chân.
- Trong giai đoạn này, nên cho bé dùng giày thật nhẹ, thân cao, thường xuyên kiểm tra chân để thay đổi giày. Các nghiên cứu cho thấy, đối với các bé dưới 16 tháng tuổi, bàn chân sẽ tăng kích thước lên gấp rưỡi chỉ trong vòng hai tháng. Mang giày quá chật sẽ khiến các ngón chân trẻ bị tổn thương, chậm phát triển. Khi thay giày nên chú ý thay luôn cả tất, vì tất chật cũng gây hại như giày chật vậy.
- Cũng không nên mua giày rộng vì chân sẽ “bơi” trong giày và bé rất khó điều khiển chuẩn xác bước đi, đồng thời cọ sát nhiều làm trẻ đau. Giày vừa vặn khi khoảng cách giữa ngón chân cái và mũi giày bằng tầm 1cm.Quai cài giày cần ôm sát lấy chân, chất liệu mềm để không gây trầy xước. Nên dùng loại miếng dính hay khoá có lỗ xỏ để điều chỉnh, không nên cho bé đi giày “lười” trong giai đoạn này.

Các bé lớn hơn

- Trẻ em đến 4, 5 tuổi đi đứng đã vững chãi và cẩn thận hơn thì có thể đi giày đế cao nhưng không quá 2cm, vì lực của toàn thân sẽ dồn xuống hết mũi chân gây tổn thương chân bé.
- Miếng lót giày nên gồ ghề một chút để tăng ma sát giúp chân bé bám chắc và giúp cơ bàn chân phát triển.

Quan trọng :

          Vì chất lượng giày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chân bé, cho nên chúng ta nên cẩn trọng. Đừng nghĩ bé mau lớn, mang 2,3 tháng đã đổi giày, mà lại dễ dãi trong việc lựa chọn & mua giày rẻ tiền cho đỡ tốn. Giày cũ của bé vẫn có thể để lại cho em của bé hay con cháu trong nhà hay các bé nghèo, mồ côi. Không lãng phí đâu các bạn !
           Mùa lạnh đã bắt đầu, giữ ấm cho đôi chân trẻ rất quan trọng. Những đôi giày xinh xắn làm tăng thêm vẻ dễ thương cho các bé và khiến các bà mẹ mê mẩn. Đừng vội nghe theo lời chào mời của các cô bán hàng, hãy để ý những điểm sau khi chọn giày cho con yêu của bạn.
- Không bao giờ mua giày cho bé mà không có bé đi cùng. Nên đi vào buổi chiều, vì chân bé cũng như chân người lớn, có xu hướng to ra một chút vào cuối ngày.
- Không nên quá chú trọng vào “mốt” vì điều quan trọng nhất là một đôi giày vừa vặn để nâng niu những bước đi đầu đời của trẻ.

Những bí quyết sau đây giúp bạn chọn được đôi giày
có kiểu dáng đẹp và chất lượng tốt nhất

      Giày dép là một trong những phụ kiện quan trọng đối với mỗi chúng ta, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bởi vì giầy dép sẽ ảnh hướng đến hệ vận động đang phát triển của trẻ và có thể sẽ gây ra những dị tật về hệ vận động nếu không lựa chọn được giầy dép tốt và an toàn cho trẻ. Hơn nữa, ngoài hệ vận động, làn da của trẻ cũng rất dễ bị kích ứng vì thế cần phải lựa chọn cho bé được một sản phẩm giầy dép có chất lượng tốt. Một đôi giày, đôi dép đẹp đẹp kết hợp hài hòa với trang phục trông con bạn sẽ xinh và sành điệu hơn, đáng yêu hơn rất nhiều. Những bí quyết sau đây giúp bạn chọn được cho các thiên thần đôi giày có kiểu dáng đẹp và chất lượng tốt.

1. Chọn giày có hình dáng ổn định

      Bạn nên chọn giày không có các vết nhăn, vết gấp và vết da phồng. Để kiểm tra chất lượng, bạn nên thử uốn cong giày sao cho phần đầu và phần cuối của giày gần lại càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý xem các vết nhăn trên da giày được hình thành sau khi bạn bẻ cong giày.
      Những vết nhăn nhỏ xíu cho thấy đây là loại giày da tốt, nhưng nếu là những vết gấp lớn và không trơn mịn thì đó là loại giày da sử dụng chất liệu tổng hợp, chất lượng không tốt. Bạn nên biết rằng giày da được làm từ những chất liệu da kém phẩm chất sẽ  không có lợi cho sức khỏe, nó làm cho làn da chân của trẻ nhỏ không "thở" được và dẫn đến xuất hiện các nốt sùi.

(Ảnh minh họa: giầy dép trẻ em cao cấp Royale Baby)

2. Chà xát ngón tay lên bề mặt da giày

       Hãy dùng ngón tay chà xát lên da giày ở khắp nơi. Nếu da giày tốt sẽ không để lại vết đen và chất màu nhuộm trên bàn tay của bạn.

3. Lựa chọn mũ giầy làm từ da thật, giả da cao cấp, vải cao cấp và mềm mại là tốt cho trẻ nhỏ

      Những loại giày có mũ giầy được thiết kế từ các loại da cao cấp, giả da cao cấp hoặc vải cao cấp là tốt cho hệ vận động của trẻ vì khi trẻ chạy nhảy hoặc đi bộ sẽ không gây đau bàn chân, đau ngón chân của trẻ.
051-535-538-jpg-22022012052656-U116.jpg
(Hình ảnh minh họa: giầy dép trẻ em cao cấp Royale Baby)

4. Kiểm tra phần bên trong của giày
     
      Dùng ngón tay rà soát khắp rìa bên trong giày và chú ý đến các chi tiết làm tay đau. Một đôi giày tốt sẽ không làm bạn có cảm giác đau nhói ở bàn chân và gót chân khi mang thử chúng. Điều này rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, bởi làn da trẻ rất mỏng manh, cũng như xương bàn chân, ngón chân còn rất mềm và đang trong quá trình phát triển. Các sản phẩm giầy dép trẻ em cao cấp và được thiết kế chuẩn mới đáp ứng được yêu cầu này 
      .


 5. Kiểm tra đế và gót giày
     
      Việc này đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Bởi vì đế giầy được thiết kế tốt và phù hợp với mục đích sử dụng của trẻ nhỏ, thiết kế đặc trưng cho từng dòng sản phẩm trong từng giai đoạn phát triển khác nhau như giầy sơ sinh, giầy tập đi, giầy đi bộ, giầy chơi thể thao và giầy đi chơi, đi dạo phố. Nếu gót giày không được thiết kế tốt sẽ gây nên những bất tiện trong quá trình con bạn sử dụng nó, có thể gây trượt ngã, gây đau, rát bàn chân và ngón chân và ảnh hưởng đến hệ vận động của trẻ.


        Thực hiện theo những bí quyết nhỏ nói trên, bạn sẽ chọn được đôi giày như ý cả về kiểu dáng lẫn chất lượng tốt nhất cho những thiên thần nhỏ của bạn.

- Copyright © Talaha.vn | shop giày Việt Nam xuất khẩu - Powered by: Nguyễn Oanh faceseo.vn

đào tạo seo - Thép ống - thép ray